Bệnh chốc mép và viêm lưỡi ở trẻ, cách điều trị

Chốc mép ở trẻ còn gọi là viêm mép. Đó là do bị nhiễm vi khuẩn, virút mà gây ra, phần lớn là quá trình phát bệnh cấp tính. Viêm mép còn gây cho trẻ bị sốt, lở loét miệng, nước dãi tăng lên, đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống. Trẻ nhỏ bị viêm mép chủ yếu là do khoang miệng không vệ sinh, dinh dưỡng không hợp ký gây ra.
Vì vậy, để đề phòng bệnh chốc mép phải chú ý những việc như sau:

– Giữ gìn vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Rửa sạch các dụng cụ cho trẻ ăn uống, cố gắng đun sôi định kỳ đồ dùng ăn uống, giữ cho khô ráo, sạch sẽ. thường phải ngăn trẻ mút ngón tay, cắn đồ vật.

– Chú ý dinh dưỡng cho trẻ. Quan trọng nhất là ăn uống phải toàn diện, không khảnh ăn chọn món, thường xuyên ăn một ít thức ăn thô, đậu và rau quả làm cho trẻ có dinh dưỡng toàn diện từ ăn uống hằng ngày. Nếu có điều kiện cho trẻ uống thêm một ít vitamin B2 hoặc vitamin B tổng hợp, hiệu quả sẽ tốt hơn. Việc uống thuốc cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nếu trẻ bị chốc mép thì phải đưa đến bệnh viện chữa trị. Chỉ cần chữa và chăm sóc hợp lý sẽ mau khỏi, Trẻ mắc bệnh bào chẩn mép, phải giữ sạch sẽ mép, miệp, tránh ăn đồ ăn quá cứng, quá nóng, đồ đựng thức ăn cũng phải sạch sẽ, chú ý có gắng hạn chế trẻ liếm mép, đề phòng loét nặng thêm, cần ngăn chặn bệnh khuẩn trên mép bị đưa vào miệng.

– Bệnh viêm lưỡi ở trẻ:

+ Viêm lưỡi ở trẻ  cũng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Viêm luỡi làm cho trẻ nhỏ đau đớn, kêu khóc đêm ngày, thậm chí còn không chịu ăn uống.

Viêm lưỡi ở trẻ thường phát sinh sau khi trẻ nửa tuổi. Lúc này, răng sữa cửa ở hàm dưới của trẻ đã mọc ra, như vậy thậm chí gây ra xây xước. Nếu vú mẹ hoặc núm vú của bình sữa không sạch, có vi khuẩn thì sẽ làm lưỡi bị viêm hoặc loét. Để đề phòng viêm lưỡi thì quan trọng là phải giữ gìn vệ sinh khoang miệng, phòng tránh viêm nhiễm. Nếu đã bị bệnh này thì phải chú ý chăm sóc khoang miệng cho trẻ sạch sẽ. Sau đó sử dụng các phương pháp sau để chữa trị: Dùng bông khử trùng, thấm nước muối ấm hoặc nước ôxy 1% để rửa nhẹ chỗ bị đau, sau đó bôi thuốc tím 1% chỉ sau mấy ngày là khỏi. Nếu xử ký nhanh như vậy mà vẫn không khỏi thì phải đưa đi bệnh viện để kiểm tra, chữa trị.

Để lại một bình luận