Bé bị tự kỷ cha mẹ nên làm thế nào?

Bệnh tự kỷ ở trẻ em đang gia tăng rất nhanh chóng ở Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị  sớm sẽ có nhiều cơ hội giúp cải thiện được hành vi và tăng cường sự phát triển của não ở trẻ.

– Cách nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ:

– Thờ ơ với âm thanh (cảm giác như trẻ bị điếc).

– Hành vi bất thường: tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.

– Khả năng tập trung kém: Không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.

– Bất thường về vận động: giảm hoạt động, có tư thế bất thường khi được bế.

+ Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và tay ở trước mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…

– Không chú ý đến người khác.

– Không phát âm hoặc rất ít.

– Bất thường về vận động: Giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá mức.

– Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào, tạm biệt, chỉ tay…)

+ Trẻ khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp xã hội:

– Mất hoặc không đáp ứng với âm thanh

– Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu…). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp…)

– Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…

– Hoạt động theo nhóm giảm, khó tham gia vào trò chơi, kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ.

– Hành vi bất thường: tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân… ), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục)

Bé bị tự kỷ

– Biện pháp chữa bệnh tự kỷ ở trẻ:

+ Trẻ bị tự kỷ rất cần được yêu thương, giúp đỡ nhiều hơn nên cha mẹ và những người xung quanh cố gắng dành cho trẻ nhiều tình cảm, gần gũi, kiên trì giúp đỡ trẻ, cổ vũ trẻ và khen thưởng kịp thời với những tiến bộ của cháu.

+ Đặc biệt cha mẹ nên bắt đầu từ những cái mà cháu thích, chẳng hạn có những cháu thì thích chạy không chịu ngồi yên một chỗ, có những cháu thì thích ăn, có những cháu lại thích xoay những đồ vật… chúng ta nên tham gia vào “trò chơi” của trẻ mục đích là khơi gợi ở trẻ sự chú ý.

+ Cha mẹ nên nói nhiều về chính trẻ, chẳng hạn khi cho con đi chơi công viên có thể chụp hình, quay phim … tùy điều kiện sau đó cho trẻ xem và nói về những gì trẻ mới trải qua. Hoặc có thể ghi lại những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của trẻ sau đó “nói chuyện” với trẻ, trẻ sẽ chú ý hơn.

+ Đặc biệt hạn chế cho trẻ xem tivi, chỉ cho xem những chương trình có lợi cho trẻ chẳng hạn như những phim hoạt hình ngộ nghĩnh, có những hình ảnh đẹp, tuyệt đối không xem quảng cáo vì quảng cáo là những hình ảnh và âm thanh “ảo” mà đa số trẻ tự kỷ dường như đã là một “thế giới ảo”.

+ Việc giúp một đứa trẻ tự kỷ hòa nhập được là việc lâu dài, tốn hao rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc do đó cha mẹ cũng nên thường xuyên bổ sung “năng lượng” cho mình để có sức khỏe và tinh thần tốt giúp cho trẻ lâu dài vì trẻ tự kỷ có thể phải rất nhiều thời gian mới dần dần mở ra được, nhưng khi các cháu đã mở thì thường tiến bộ rất nhanh.

+ Trẻ tự kỷ cần có một môi trường đầy đủ tình yêu thương của mọi người và sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ. Do vậy phụ huynh nên đồng sức đồng lòng để giúp trẻ vì nếu thiếu tình thương và sự giúp đỡ của một trong hai người đều không có lợi cho trẻ – đặc biệt là người cha, vì không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng chấp nhận “bệnh” của con và kiên trì cùng mẹ vợ mình giúp đỡ con.

+ Nên thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tham gia các khóa học ngắn hạn, các cuộc hội thảo, tìm thông tin trên mạng cũng như học hỏi kinh nghiệm của những gia đình có con tự kỷ khác.

Để lại một bình luận