Thực đơn và cách chế các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Có một ngàn lẻ một lý do làm bé không lên cân, lên cân chậm hoặc bé không chịu ăn. Vì mỗi bé có một thể trạng khác nhau nên sức hấp thu dinh dưỡng khác nhau, mỗi mẹ lại có cách chăm sóc bé khác nhau. Và mỗi giai đoạn phát triển của bé cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến chuyện ăn uống của bé.

Chẳng hạn, khi bé mọc răng, bé thường bị biếng ăn vài ngày, một tuần hoặc lâu hơn. Hoặc khi bé lớn dần hơn, bé sẽ ý thức hơn về môi trường xung quanh mình nên dễ chểnh mảng chuyện ăn uống. Hiện tượng biếng ăn này các bác sĩ gọi là “biếng ăn sinh lý”. Hoặc khi bé ốm, bé sẽ kém ăn so với bình thường. Các bác sĩ gọi đây là “biếng ăn bệnh lý”.

Có nhiều bé thường xuyên bị ép ăn, bữa ăn không vui vẻ lâu dần sẽ khiến bé phản ứng lại với việc ăn uống, bằng chứng là bé không thích ăn hoặc không chịu ăn. Bé vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, vừa ăn vừa chạy nhảy cũng sẽ làm cho bé mất tập trung vào bữa ăn. Thậm chí khi bé ăn, ông bà, cô, dì, chú, bác tập hợp xung quanh để cổ vũ, hát hò, làm trò vui để bé ăn nhưng điều này vô tình lại có tác dụng ngược lại: làm bé phân tâm với chuyện ăn uống, bé không biết mình đang ăn gì, ngon hay dở. Hiện tượng bé không thích ăn với những lý do này các bác sĩ gọi là “biếng ăn tâm lý”.

Ngoài ra, kỹ năng chế biến món ăn của các mẹ và thói quen cho bé ăn một món thập cẩm lâu ngày khiến bé chỉ nhìn thấy món ăn là đã ngán chứ chưa nói đến ăn. Và đa số các mẹ thường thiết lập thời gian biểu ăn uống dày đặc khiến bé không kịp tiêu hóa thức ăn bữa trước đã phải ăn bữa sau. Điều này dễ hiểu nếu bé chẳng có hào hứng gì khi ăn

Sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến các mẹ 1 phương pháp ăn dặm mới: Ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp này rất được các mẹ quan tâm và áp dụng.

Ngoài việc chăm lo đến quá trình dinh dưỡng, ăn uống cho bé, các mẹ cũng cần quân tâm đến hoạt động vui chơi của bé để cho bé phát triển toàn diện và tốt nhất.

Trả lời