Bâygiờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
Tuần lễ thứ 28
Sự phát triển của bé:
Thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 25 centimet. Ngay ở thời điểm trước khi sanh, BS sẽ cho Bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung. Nếu Bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sanh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sanh, bé vẫn còn đến hai tuần lễ để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy Bạn chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.
Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Thêm vào đó, trong cơ thể bé tiếp tục hình thành lớp mỡ dự trữ và tóc bé vẫn đang dài thêm từng ngày.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ phải đi khám thai một cách thường xuyên hơn. Bắt đầu từ tuần này, Bạn sẽ khám thai mỗi tuần thay vì mỗi tháng như ở giai đoạn đầu của thai kỳ. BS cũng sẽ cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của Bạn trong tuần lễ này. Nếu Bạn có nhóm máu “Rh-“, Bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, mũi thứ hai sẽ được tiêm ngay cho bé sau khi sinh. Globulin miễn dịch Rh giúp ngăn ngừa các rắc rối có thể xảy ra, như bệnh vàng da hoặc bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh, trong truờng hợp bé có nhóm máu ” Rh+”, đây là hiện tượng bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, có thể là nguyên nhân các tế bào hồng cầu của bé bị vỡ dẫn đến vàng da do thiếu máu tán huyết.
Tuần lễ thứ 29
Sự phát triển của bé:
Bé cưng giờ vẫn tiếp tục hoạt động liên tục trong bụng mẹ, những chuyển động lăn tăn ở giai đoạn đầu giờ đây được thay thế bằng các cú thoi và những cái đạp đôi khi mạnh đến nỗi Bạn cảm thấy không thở nổi nữa. Nhưng theo bản năng làm mẹ, Bạn sẽ không cảm thấy bực mình, khó chịu những lúc như thế, mà trái lại Bạn còn vuốt ve triều mến và thì thầm tâm sự với bé nữa chứ. Thậm chí Bạn còn có thể kể những điều đó với Bạn bè hoặc gia đình một cách sung sướng và hạnh phúc.
Nhưng nếu Bạn cảm thấy bé máy (cử động) quá ít, Bạn hãy thống kê lại số lần bé máy trong một giờ. Trong tuần lễ này bé phải máy ít nhất 10 lần trong một giờ, nếu bé máy ít hơn, Bạn nên báo cho BS biết.
Tuyến thượng thận của bé bắt đầu sản xuất ra các hormon androgen và estrogen. Các hormon này kích thích hormon prolactin trong cơ thể mẹ, làm cho thai phụ có thể có sữa non và sữa mẹ để nuôi dưỡng bé sau này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong suốt quá trình mang thai, sắt là vi chất quan trọng không thể thiếu để hình thành & bổ sung các tế bào hồng cầu. Để hổ trợ cho việc gia tăng thể tích máu của thai phụ trong quá trình mang thai, và đảm bảo lượng sắt dự trữ cho bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh, Bạn nên hỏi thêm BS về lượng sắt bổ sung.
Bạn nên tiêu thụ ít nhất 30 miligam sắt mỗi ngày trong suốt quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Bởi vì thiếu sắt luôn xảy ra trong quá trình mang thai. BS sẽ có thể cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra lượng sắt trong cơ thể Bạn. Nếu lượng sắt trong cơ thể Bạn thấp, Bạn sẽ được BS kê toa để cung cấp thêm sắt đầy đủ cho cơ thể.
Tuần lễ thứ 30
Sự phát triển của bé:
Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé của Bạn sẽ bắt đầu thực hiện diễn tập các động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành. Các cử động này được thực hiện một cách nhịp nhàng và đôi khi làm cho bé bị nấc cục khi bé vô tình hít phải nước ối.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Chứng táo bón cũng là một trong những rắc rối thường xuyên xảy ra cho thai phụ. Các hormon trong thai kỳ giúp Bạn duy trì sự tồn tại của thai nhi nhưng đồng thời cũng làm chậm lại quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Vì vậy, tập thể dục đều đặn và ăn uống các thực phẩm nhiều chất xơ là những cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng táo bón.
Tuần lễ thứ 31
Sự phát triển của bé:
Bé cưng của Bạn nhận được dưỡng chất đầy đủ thông qua bánh nhau, và sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường xuyên vài lần mỗi ngày. Nếu lượng nước ối dư thừa trong túi ối (còn gọi là đa ối) có nghĩa là bé không thường xuyên nuốt nước ối một cách bình thường hoặc bé có trục trặc ở hệ thống tiêu hoá. Nếu lượng nước ối trong túi ối không đủ (còn gọi là thiểu ối), có nghĩa là bé không bài tiết nước tiểu một cách thường xuyên, và có thể là dấu hiệu cho thấy có những trục trặc xảy ra với thận hoặc hệ tiết niệu của bé. Trong những lúc siêu âm cho thai nhi, BS cũng sẽ đồng thời kiểm tra lượng nước ối và sẽ thông báo cho Bạn biết nếu có những bất thường đó.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn đã có quyết định cụ thể về việc sau này sẽ cho bé bú mẹ hay là uống sữa bình hay chưa? Mặc dù các viện nhi khoa tại Mỹ khuyến cáo rằng sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên quyết định về chuyện nuôi dưỡng bé như thế nào lại là một vấn đề tế nhị và riêng tư của Bạn. Bạn hãy thảo luận với BS hoặc các chuyên gia về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định đúng nhất trong tường hợp của Bạn. Nếu không có vấn đề gì lớn, tại sao Bạn không cho trẻ bú mẹ?
Tuyến sữa của Bạn đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non trong thời gian này. Sữa non có màu vàng, đặc và là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé trong những ngày đầu sau khi sinh. Sữa non cũng có chứa rất nhiều kháng thể bổ sung cho trẻ khi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do vậy, việc cho bé bú ngay sau sanh là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia y tế. Nếu Bạn thấy vú tiết ra sữa non nhiều và làm ướt áo, hãy sử dụng miếng lót ngực áo dùng một lần hoặc có thể giặt được để lót vào trong áo ngực.
Tuần lễ thứ 32
Sự phát triển của bé:
Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh. Các móng tay và móng chân nhỏ xinh đã được hình thành, lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé cũng đã hình thành rõ rệt. Lông măng bao phủ quanh cơ thể bé hình thành trong quý đầu của thai kỳ đang dần rụng đi, tuy nhiên vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh.
Bé lúc này cân nặng khoảng 1.800 gram và dài khoang 29 centimet, bé có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể Bạn nếu Bạn chuyển dạ ở sanh ở thời điểm này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn có cảm thấy các dấu hiệu bất thường như tăng cân một cách đột ngột, nhức đầu hoặc nhìn lờ mờ hay không? Các triệu chứng trên có thể là nguyên nhân dẫn Bạn đến các cơn tiền sản giật đấy, đó là một tình trạng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong suốt quý hai và quý ba. Tiền sản giật có thể dẫn đến các cơn co giật, là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến, hôn mê, và thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Vì vậy, trong những lần khám thai, BS sẽ tiến hành đo huyết áp của Bạn, xét nghiệm nước tiểu và tìm kiếm xem có các triệu chứng phù trên cơ thể Bạn hay không. Nếu Bạn thấy có bất kỳ các dấu hiệu nào của chứng tiền sản giật, hãy gọi cho BS của Bạn ngay lập tức nhé.