Nghẹt mũi trẻ em nguyên nhân và cách khắc phục

Nghẹt mũi trẻ em có nhiều nguyên nhân như là tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm virus và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm. Trong hầu hết các trường hợp, nghẹt mũi ở trẻ em là tạm thời và có thể điều trị với các biện pháp đơn giản giúp đảm bảo con bạn có thể ăn, ngủ và chơi bình thường cho đến khi nguyên nhân của các triệu chứng được loại bỏ. nghẹt mũi trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến lời nói và thính giác.

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể làm giảm nghẹt mũi trẻ em :

Bước 1

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé vào ban đêm để làm giảm chất kích thích gây dị ứng cho mũi.

Bước 2

Dùng 1/4 muỗng cà phê muối ăn trộn với 1/2 chén nước ấm, thêm một nhúm baking soda để giảm nhiệt. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch nước muối vào trong lỗ mũi tắc nghẽn của bé nhiều lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng rõ ràng.

Bước 3

Tắm cho bé trong nhà tắm bằng nước ấm, nhúng khăn tắm vào nước nóng và để cho hơi nóng lan tỏa trong phòng tắm giống như tắm hơi nhưng không được quá nóng. Cho bé ngồi trong nhà tắm từ 20 đến 25 phút để hơi nước có thể làm tan chất nhầy trong mũi của bé. Không bao giờ để con một mình trong một phòng tắm nóng hoặc xung quanh nước nóng.

Bước 4

Hút nước nhầy ra khỏi mũi của trẻ em với một ống tiêm bóng cao su, chất nhầy phải được hút ra hết để trẻ có thể thở một cách bình thường.

Bước 5

Có thể dùng tay để day 2 bên sống mũi của bé

Bước 6

Khi đưa bé ra ngoài thì cần dùng vãi rèm che cho bé , nếu bé đang ở trong xe hoặc trong nhà thì cần đóng cửa lại để giảm nghẹt mũi do dị ứng với phấn hoa gây ra. Nếu như có điều kiện thì bạn nên lắp đặt hệ thống lọc không khí để có thể xử lý các chất gây dị ứng, chẳng hạn như bụi và lông thú vật nuôi.

Bước 7

Nâng cao đầu của bé trong khi ngủ và đừng để đầu bé quá thấp sẽ làm cho bé nghẹt mũi gây tắc nghẽn đường hô hấp gây cho bé giấc ngủ không sâu. Đặc biệt trong mùa lạnh phải luôn giữ ấm cho bé không được để cho bé bị lạnh rất dễ gây nghẹt mũi.

Bước 8

Cho bé uống thuốc kháng sinh histamin hoặc sử dụng bình thuốc xịt mũi với sự cho phép của bác sĩ nhi khoa. Các loại thuốc này có thể tức thời làm giảm nghẹt mũi trẻ em, nhưng nó có thể gây ra buồn ngủ và tác dụng phụ khác.

Nếu như sau khi thực hiện các bước trên vẫn không thấy giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi của bé trong thời gian dài thì cần phải dưa bé đến bác sỉ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất.

Hãy để cho bé yêu của bạn có sức khỏe tốt nhất

Để lại một bình luận