Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: nguyên nhân và cách điều trị, chia sẻ những kinh nghiệm
Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là một hiện tượng sinh lý khá tự nhiên để điều hòa nhiệt độ trong cơ thể của trẻ khi quá nóng (do đau bệnh, nhiệt độ thời tiết tăng, chạy nhảy chơi đùa nhiều…), hoặc giúp cơ thể thải ra những chất độc hại, cặn bã phải loại trừ. Chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ còn do thần kinh bị kích thích, khi quá sợ hãi, lo lắng, hồi hộp…
Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi trộm nằm dưới da. Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nứơc, còn lại là một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.
Nhưng điều đặc biệt được nói ở đây là chứng đổ mồ hôi xảy ra vào ban đêm (dân gian gọi là mô hôi trộm) khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào. Trẻ dưới một tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn
Chứng đổ mồ hôi trộm về đêm ở trẻ em (không kể trường hợp do bệnh như tim mạch, tuyến giáp, lao, …) được xem là có hại. Nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt trên bề mặt da vào lúc xế chiều, buổi đêm bị nhiễm lạnh, gặp gió khiến nước bay hơi hạ nhiệt độ dẫn đến lạnh bề mặt da, gây viêm phế quản. Khi dùng kháng sinh để điều trị viêm phế quản, làm giảm các vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa sản sinh ra các men tiêu hóa lại làm cho Bé khó tiêu, biếng ăn, ăn không ngon miệng,… dẫn đến Bé càng yếu. Tất cả các tác nhân này lại càng tạo điều kiện cho việc nhiễm lạnh trở lại và kết quả là Bé hay bị Viêm phế quản.
Mồ hôi trộm ra nhiều cũng dẫn đến hậu quả thiếu canxi nhẹ vì trong thành phần mồ hôi có canxi. Canxi trong máu có vai trò kiềm hãm sự kích thích của thần kinh. Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ, hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.
Nếu mồ hôi trộm ra quá nhiều, trẻ dễ bị mất các chất điện giải, cũng làm cơ thể dễ mệt mỏi, lâu dần dẫn đến suy yếu cơ thể.
Bác sĩ Robert Clement, trưởng khoa nhi ở trung tâm bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ em (Arkansas, Mỹ) đưa ra một quy trình nuôi dưỡng lý tưởng cho các trẻ em mắc bệnh này như sau:
– Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày)
– Để giúp cho Bé ngủ tốt về đêm, ít giật mình quấy khóc. Trước khi ngủ, cho bé ăn đủ no, mặc áo thoáng mát, ngủ trong phòng yên tĩnh tránh ồn ào, tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21oC . Khi trẻ thức giấc quấy khóc, để yên cho trẻ tự tìm lại giấc ngủ. Không cáu gắt, hoặc bồng trẻ lên tay, hoặc đưa võng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Có thể tạo thời khoá biểu đánh thức bé trong đêm, càng ngày khoảng cách đánh thức xa dần cho đến khi trẻ hết thức đêm
– Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (thịt mỡ, thịt bò, tôm ,cua…), các loại trái cây tính hàn: xoài, mít, nhãn…
– Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam…
– Nấu uống (cây Artichaut tươi hay khô), củ sen (nấu canh thịt nạc), bột sắn dây.
Có một số trẻ thần kinh không ổn định nên mồ hôi đổ về đêm, ở những trẻ này, các biện pháp dinh dưỡng tốt đôi khi không đạt được hiệu quả như ý. Trường hợp này, ngoài việc phải dùng các thuốc trị mồ hôi trộm như Traluvi (từ 2,5ml-5ml/lần, 3 lần/ngày tùy lứa tuổi) nên bắt buộc phải kết hợp cho uống thuốc an thần như sirô Phénergan (mỗi tối uống từ 1 đến 3 muỗng cà phê, tùy theo lứa tuổi). Liều lượng Phenergan giảm dần khi trẻ bớt đổ mồ hôi và không nên cho uống dài ngày.
Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định.
Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.
Mồ hôi sinh lý thì không đáng lo
Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm).
khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.
Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm
Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích. Trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ nên bé hay rụng tóc vùng gáy.
Đặc biệt, các mẹ cần chú ý là trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do giai đoạn này hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Ngoài ra, ánh mặt trời có tác dụng tổng hợp vitamin D nên việc thiếu ánh mặt trời có ảnh hưởng lớn đến việc thiếu vitamin D ở trẻ. Nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời thường do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo, do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông…gây cản trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi có nhiều nguy cơ thiếu vitamin D
Do khi bé ngủ các mẹ đắp quá nhiều chăn cho con, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, các mẹ chỉ cần làm thông thoáng phòng ngủ cho con là được.
Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Với những bé mới bắt đầu đi học, con sẽ có cảm giác “sợ” cô giáo và lớp học. Lúc này các mẹ nhớ để ý đến con hơn để bé đừng bị kích động quá và xem bé có bị căng thẳng khi ngủ không nhé. Những bé ban ngày ban ngày bé vận động quá nhiều cũng dễ gây nên mệt mỏi và bị ra mồ hôi đấy nhé.
Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh khác ở bé như:
– Bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng)
– Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi)
– Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác…
Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe. Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không.
Biện pháp khắc phục
Bác sĩ Robert Clement, trưởng khoa nhi ở trung tâm bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ em (Arkansas, Mỹ) đưa ra một quy trình nuôi dưỡng lý tưởng cho các trẻ em mắc bệnh này.
Trước tiên các mẹ cần bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày) cũng giúp bé bớt mồ hôi trộm nhé.
Để tránh cho bé không bị sợ hãi khi ngủ, trước khi ngủ các mẹ cho bé ăn đủ no, mặc áo thoáng mát, ngủ trong phòng yên tĩnh tránh ồn ào, tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21 độ. Khi trẻ thức giấc quấy khóc, để yên cho trẻ tự tìm lại giấc ngủ. Không cáu gắt, hoặc bồng trẻ lên tay, hoặc đưa võng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Có thể tạo thời khóa biểu đánh thức bé trong đêm, càng ngày khoảng cách đánh thức xa dần cho đến khi trẻ hết thức đêm
Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
Dù mùa hè hay mùa đông cũng nên tắm cho bé bằng nước ấm, đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.
Các mẹ cần hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (thịt mỡ, thịt bò, tôm ,cua…), các loại trái cây tính hàn: xoài, mít, nhãn…Và để trẻ ăn kết thân với loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam…Tốt nhất bạn nên nấu uống (cây Artichaut tươi hay khô), củ sen (nấu canh thịt nạc), bột sắn dây.rau ngót nấu bầu dục giúp trị bệnh mồ hôi trộm ở trẻ
Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc trị chứng mồ hôi trộm khá hữu ích như thịt trai nấu lá dâu non, canh rau ngót nấu bầu dục lợn, hạt ngô đồng…