Chọn đồ chơi cho bé theo lứa tuổi

Chọn đồ chơi cho bé theo lứa tuổi

Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần một vài món đồ chơi để dỗ trẻ không quấy khóc, không cần phải mua nhiều loại đồ chơi đa dạng. Đây là  ý nghĩ rất sai lầm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Thông qua chơi đùa, trẻ con cũng học được các kỹ năng cần thiết để hòa nhập vào môi trường xung quanh. Với trẻ con, chơi đùa là một việc hoàn toàn nghiêm chỉnh. Chơi đùa có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, thần kinh, xã hội, tâm lí, tình cảm và ngôn ngữ của trẻ.

Theo các chuyên gia thì nếu không chơi trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống. Sự sáng tạo thông qua liệu pháp chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đồ chơi có tác dụng kỳ diệu với bé yêu: trao dồi khả năng sáng tạo, tăng cường thể lực, tăng hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp trẻ khéo léo hơn, và đặc biệt là nâng cao sự tự tin, tâm hồn lạc quan. Vì vậy, việc chọn lựa đồ chơi cho con cũng là một khâu quan trọng trong việc chăm sóc trẻ. Các bậc cha mẹ nên chọn cho trẻ những món đồ chơi kích thích phát triển vận động, trí tuệ có màu sắc sinh động, tươi sáng, đặc biệt phải chọn những loại đồ chơi đến từ thương hiệu uy tín đảm bảo an toàn cho trẻ.

Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm được món đồ chơi thích hợp với lứa tuổi con nhà mình:

Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi:

Thú nhồi bông: Lọt lòng, bé bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ mà ở đó, tất cả các giác quan đều được đánh thức. Những ngày đầu, thị lực còn yếu nhưng thính giác và xúc giác của bé lại thích ứng nhanh hơn đối với môi trường bên ngoài. Do đó, trong giai đoạn này, những món đồ chơi bằng bông mềm mại là sự lựa chọn số một dành cho bé. Những con thú bông khiến bé thích sờ nắn, lúc lắc trên tay, nhìn chăm chú hay thậm chí cho vào mồm để ngậm… Tất cả những hành động đó hình thành những phản xạ đầu tiên trong đời của bé.

Hiệu quả từ những chiếc gương:  Có gì thú vị hơn là việc nhìn thấy một em bé xinh đẹp? Bạn có thể trò chuyện với bé với những câu trêu đùa vui vẻ như “Ai ở trong gương thế nhỉ?”. Những chiếc gương mềm bằng chất liệu nhựa được đính kèm trong thảm chơi sẽ giúp ích cho bạn. Những tấm thảm với đồ chơi treo bên trên và các hoa văn khác nhau là lựa chọn tốt nhất cho bé. Loại thảm này có thể giúp bé phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, thị lực, kiểm soát cơ bắp và các kỹ năng vận động tổng thể. Hơn nữa với các đồ chơi được treo phía trên sẽ kích thích bé với lấy. Thông qua việc với lấy đồ chơi bé sẽ phát triển các cơ và xương rắn chắc hơn. Bé sẽ mau biết lật và ngồi hơn.

Giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi:

Đồ chơi có tiếng: Trẻ ở tuổi này sử dụng 5 giác quan (khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác và thị giác) để phản ứng lại với môi trường xung quanh mình. Việc lựa đúng đồ chơi thích hợp sẽ cho bé cơ hội tìm hiểu về kích thước, âm thanh, kết cấu và cách hoạt động của các loại đồ chơi. Những món đồ chơi có tiếng nhạc sẽ giúp cho bé phát triển khả năng nghe và phát âm.

Giai đoạn từ 12 -18 tháng:

Trò chơi xếp hình: Trong giai đoạn này, có thể bé vẫn thích nghịch hay thậm chí vẫn cho vào miệng những món đồ chơi bằng bông mềm mại nhưng thực tế là bé đã khá lớn và hoàn toàn có thể làm chủ được đôi tay của mình. Khi đó những miếng ghép xếp hình sẽ trở nên khá thú vị đối với bé.

Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

Đồ chơi tô màu: Quãng thời gian 1 tuổi là thời điểm để bé bắt đầu học những từ đầu tiên. Lúc này, trí tò mò của bé rất cao, luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những cái đơn giản như chiếc thìa trên mặt bàn, xe đạp đồ chơi cho đến máy bay, vũ trụ. Và đây cũng là lúc bé cảm thấy đặc biệt thích thú

Trẻ từ 2 – 3 tuổi :

Thường rất hiếu động và cần những trò chơi liên quan đến vận động cơ thể, như: xe đẩy, những quả bóng lớn, hồ bơi, dụng cụ đào xới, đồ hàng, dụng cụ âm nhạc, sách tranh ảnh, trò xếp hình đơn giản…

Thảm chơi: Đến độ tuổi này, bé của bạn đã bắt đầu trở nên khó canh giữ, bé chẳng chịu ngồi yên nữa. “Hiếu động” chính là từ thích hợp nhất để mô tả những em bé trong độ tuổi này, và chính vì thế mà bạn có thể thấy con rất thích những món đồ chơi hay những trò chơi có thể vận động toàn thân – chẳng hạn như chơi bóng, xích đu, những trò chơi leo trèo… Thảm chơi sẽ hỗ trợ bạn trong việc này. Với kích thước rộng 1.7m x 1.9m bé của bạn sẽ được thỏa thích chơi trên tấm thảm đó. Thảm cũng sẽ giúp con bạn phát triển tư duy và học cách nhận biết sự vật thông qua những hình ảnh.

Để lại một bình luận