Cách nhận biết viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Viêm tai giữa ở trẻ có mủ cấp tính có thể gây ra nguy cơ cho tai đau dữ dội, phát sốt kèm theo ù tai, thính lực giảm. Sau khi xuyên thủng màng nhĩ thì mủ chảy ra rất nhiều. Nếu viêm cấp tính, không chữa khỏi kịp thời thì dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, tái phát thường xuyên, chảy mủ trong tai, làm cho thính lực của trẻ bị giảm. Vì vậy, bố mẹ nhất định phải chú trọng cách phòng chữa viêm tai giữa ở trẻ. 

– Viêm tai giữa ở trẻ có mủ là do vi khuẩn gây mủ xâm nhập vào tai gây nên. Khi trẻ nhỏ cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi hoặc viêm amiđan thì vi khuẩn gây mủ sẽ xâm nhập vào tai giữa và phát bệnh. Vì vậy, phải áp dụng các biện pháp để đề phòng sau:
– Tăng cường thể chất cho trẻ, đề phòng viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên.

– Nếu bị viêm mũi, viêm họng thì phải dùng nước muối đun sôi để nguội để súc miệng, giữ vệ sinh mồm miệng và nhỏ thuốc mũi 1% để phòng viêm tai giữa.

– Khi gội đầu, tắm thì đề phòng nước bẩn bắn vào tai. Khi cho trẻ bú không được cho trẻ bị sặc, tránh ho sặc sữa phun vào yết hầu gây ra viêm tai giữa.

Trẻ bị viêm tai giữa có mủ cấp tính thì phải chữa trị tích cực, thoả đáng đề phòng chuyển thành viêm tai giữa mạn tính. Nếu kéo dài, không khỏi thậm chí còn gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm trong đầu.

– Biện pháp phòng bệnh:

Biện pháp phòng chữa chủ yếu là uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với các thuốc nhỏ tai, trước khi nhỏ thuốc phải dùng ôxy già 3% để rửa sạch mủ trong tai. Nếu tai đau dữ dội phải dùng thuốc nhỏ tai Penol Glycerin 2% và phải kịp thời uống thuốc giảm đau. Nhất định không được thổi nhiều bột thuốc vào trong tai, để tránh bịt kín lỗ thủng trên màng nhĩ, làm cho mủ không chảy ra được, gây biến chứng nặng hơn.

Để lại một bình luận