Bí quyết chữa bệnh hôi miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ bị hôi miệng là hội chứng khá phổ biếng ở trẻ.

Nguyên nhân:  là do chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này:

– Vệ sinh răng miệng kém: Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng. Đây là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi, đặc biệt nếu thực phẩm ở trong miệng một thời gian dài.

Các lỗ sâu, cao răng hình thành hoặc áp xe răng đều có thể gây cho trẻ ở mọi lứa tuổi bị sâu răng. (các bệnh ở lợi hoặc viêm nướu răng, sâu răng ở người trưởng thành lại gần như không gặp ở trẻ em).

– Khô miệng: Nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.

– Dị vật: hột đậu, đỗ hay một dị vật nào đó mà trẻ nhét vào mũi có thể khiến hơi thở bị hôi. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

– Bệnh hay dị ứng: Các bệnh như viêm xoang, viêm amiđan hoặc dị ứng theo mùa có thể gây hôi miệng. Và một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Nếu nôn trớ là thủ phạm thì thường trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái sau ăn.

– Ăn những thực phẩm nặng mùi: Nếu bé thích các món ăn có nhiều tỏi, hành thì chúng có thể là thủ phạm gây ra hơi thở hôi.

Cách chữa:

– Cho trẻ đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, cạo sạch bẩn ở lưỡi, có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Nên đánh ít nhất 2 phút mỗi lần.

– Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn cho trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.

– Cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.

– Bạn có thể cho trẻ thử loại kem đánh răng không có fluor  hoặc có thể dùng một chút baking soda. Hãy chuẩn bị sẵn sàng nước trong trường hợp bé chưa quen.

Để lại một bình luận