Bệnh đái dầm ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

Đái dầm ở trẻ em là chứng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ. Ở trẻ em, từ 0 đến 5 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện bình thường. Nhưng từ 5 tuổi trở lên mà bé vẫn đi tè không tự chủ được vào ban đêm thì là biểu hiện không bình thường.

Nguyên nhân

Đái dầm có tính di truyền

Bàng quang của bé quá nhỏ không thể giữ nước tiểu trong thời gian dài

Cho bé uống quá nhiều nước vào ban đêm

Không cho bé đi vệ sinh vào ban ngày

Nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh tiểu đường

Bất thường cấu trúc đường tiết niệu hoặc giải phẫu

Vấn đề về thần kinh

Vấn đề tình cảm

Các triệu chứng

Căng thẳng tâm lý

Ngáy to khi ngủ

Đái dầm trong lúc ngủ ít nhất 2 lần trong 1 tháng

Ban ngày hay đi tiểu và đi nhiều lần

Biện pháp

Trấn an tâm lý bằng cách an ủi, động viên tạo niềm tin cho bé

Cho bé uống ít nước lại vào ban đêm

Tạo thói quen đi tiểu trước khi ngủ cho bé

Tạo thói quen ngủ trưa cho bé để tránh ban đêm ngủ quá say rất dễ làm bé đái giầm

Tạo một lịch sinh hoạt đều đặn cho bé

Có thể sử dụng thuốc DDAVP (desmopressin) do bác sỉ kê toa để điều trị đái dầm. Nó sẽ làm giảm lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (imipramine) cũng có thể giúp hạn chế đái dầm. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể là khó chịu, và quá liều có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, những loại thuốc này thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.

Đái dầm ở trẻ em là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé.

Hãy để cho bé yêu của bạn có một cuộc sống tốt nhất.

Để lại một bình luận