Ngay từ 0-3 tuổi, trẻ em đã phát triển và sẽ hoàn thiện rất nhanh các giác quan cùng các kỹ năng của mình. Đây là thời kỳ trẻ em sẽ học hỏi và tiếp thu rất nhanh.
Nếu trẻ không được nuôi dưỡng và kích thích tối đa các cơ hội phát triển tốt nhất về trí não trong suốt những năm đầu đời này thì đó sẽ là thiệt thòi lớn không thể bù đắp về sau cho quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Ngay trong giai đoạn này cha mẹ cần lưu ý đến 4 tác động trong hệ thống thông minh mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng mỗi ngày để giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng học hỏi.
2/ Dinh dưỡng hợp lý
Để giúp trẻ có một sức khỏe tốt và một trí não tối ưu, các bậc cha mẹ cần chú ý đến tác động từ bên trong thông qua việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho bộ não và hệ miễn dịch của trẻ mà các chuyên gia hay gọi là hệ dưỡng chất thông minh như Cholin, Đạm, Kẽm, I-ốt, Sắt, Axit Folic, Vitamin nhóm B và đặc biệt là DHA. Nhiều nghiên cứu khoa học trong vài thập kỷ gần đây đã cho thấy những trẻ được bổ sung sớm và đủ lâu DHA ở hàm lượng cao trong chế độ ăn của trẻ không chỉ giúp sự kết nối giữa các tế bào não hiệu quả mà còn hỗ trợ khả năng ghi nhớ và học hỏi của trẻ. Sữa mẹ, hải sản vùng nước lạnh, tim, gan, não, thận, trứng và sữa công thức là các nguồn chứa DHA mà bạn có thể chủ động bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, DHA được bổ sung vào sữa hoặc thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp đủ lượng hơn.
3/ Trò chuyện giao tiếp cùng con:
Ngôn ngữ tác động đến sự phát triển các lĩnh vực khác của trẻ. Phát triển tốt ngôn ngữ giúp hình thành khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề bởi vì trẻ dùng từ để mô tả những gì mà trẻ nhìn thấy, cảm nhận và suy nghĩ. Ngoài ra ngôn ngữ còn hỗ trợ trong việc thể hiện tình cảm của trẻ. Ngay từ 0-1 tuổi: Trẻ bập bẹ phát âm, cố gắng bắt chước giọng nói và kiểu phát âm của những từ ngữ mà cha mẹ hay nói, trẻ hay dùng ngón trỏ chỉ đông chỉ tây “thay lời muốn nói” vì trẻ chưa có đủ vốn từ để nói, ba mẹ sẽ giúp trẻ học nói khi nói rõ tên đồ vật và trẻ chỉ. Từ đầu tiên là mốc quan trọng để 10-15 tháng trẻ có thể nói.
4/ Vui chơi:
Trẻ có khoảng thời gian vàng là 3 năm đầu đời để trẻ có thể bắt đầu việc học hỏi. Khi trẻ được 2 tháng tuổi, mẹ có thể lúc lắc đồ chơi phát ra âm thanh cho trẻ nghe, cho trẻ xem những hình ảnh màu sắc tươi vui.
5/ Âm nhạc:
Âm nhạc là một công cụ tốt nhất trong việc phát triển đồng thời chỉ số thông minh (IQ) và tình cảm (EQ) của trẻ. Nhịp điệu, làn điệu và sự hài hòa về âm nhạc có thể kích thích các tế bào thần kinh của trẻ đặc biệt tốt nhất cho trẻ từ 0-3 tuổi, kích thích các tế bào thần kinh, giúp trẻ phát triển trí tuệ thông minh, và có khả năng ghi nhớ tốt hơn mọi thứ mà trẻ được học hỏi. Bước sang 3-5 tuổi hãy cho trẻ chơi các đồ chơi có đặc điểm của dụng cụ âm nhạc như guitar, trống… cho trẻ xem phim hoạt hình có kèm nhạc.
6/ Phòng ngừa dị ứng cho trẻ:
Nếu trẻ thuộc cơ địa dị ứng (dị ứng có tính chất gia đình) thì việc phòng ngừa rất khó khăn, tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể phòng được bằng cách: Lúc mang thai, bà mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không hút thuốc, không uống rượu bia. Ngay sau khi sinh, con phải được bú mẹ sớm và tiếp tục bú mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu. Thức ăn bổ sung chỉ nên cho ăn khi bé đã 6 tháng tuổi, lúc này đường tiêu hóa của bé đã tương đối hoàn chỉnh. Tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới; với các chất đạm có nguồn gốc từ thủy sản chỉ cho ăn khi trẻ đã bảy tháng tuổi, bắt đầu ăn ít một, sau đó mới tăng dần.