Những điều cần biết về ốm nghén

Nguyên nhân thực sự nào gây nghén, điều gì bạn nên làm để giảm nghén là những vấn đề được quan tâm. Ốm nghén ảnh hưởng đến gần ¾ phụ nữ mang thai và không chỉ là cơn nghén buổi sáng.

1/ Nguyên nhân ốm nghén:

Ốm nghén là khái niệm chỉ buồn nôn và nôn có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Trong số những người mẹ tương lai chịu đựng nghén, có 85% thấy nôn và buồn nôn 2 lần/ngày. Tuy nhiên cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây nghén.

“Các lý thuyết có khả năng nhất liên quan đến hormone beta hCG trong thai kỳ” – Anne (bác sĩ sản khoa) giải thích. Nghén có xu hướng tồi tệ nhất trong những tuần đầu mang thai, khi hormone này gia tăng nhanh chóng nhất. Chưa rõ tại sao beta hCG gây ra nghén, mặc dù một số nhà khoa học tin rằng, hormone này làm giảm lượng đường trong máu, khiến bạn thấy buồn nôn.

“Thông thường, khi kiểm tra lượng đường trong máu cho một thai phụ, tôi ngạc nhiên bởi lượng đường rất thấp” – bác sĩ Anne xác nhận. Vì thế, nhiều phụ nữ nhận thấy, ăn ít nhưng thường xuyên giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa buồn nôn.

Lý thuyết khác, ít tin cậy hơn cho là, nghén là cách tự nhiên để “tống khứ” bất kể điều gì có thể gây hại trong tam cá nguyệt đầu tiên – thời gian quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Một số nghiên cứu khác cho rằng, ăn ít trong những tuần đầu tiên của thai kỳ khiến nhau thai hoạt động hiệu quả hơn, gây nghén. “Sự thật, chưa ai biết chính xác gây nghén” – Anne kết luận.

2/ Trường hợp dễ nghén

Các nhà khoa học đã xem xét yếu tố như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, nguồn gốc dân tộc, trọng lượng trước khi mang thai làm phụ nữ nhiều khả năng bị nghén. Nhưng không có liên quan rõ ràng nào được tìm thấy.

“Một số nghiên cứu cho rằng, phụ nữ mang thai trẻ và nhiều tuổi có khả năng bị nghén nặng. Tuy nhiên, nhiều khả năng là những phụ nữ này chỉ khó khăn hơn khi đối phó với nghén” – bác sĩ Anne nói. Nếu bạn còn trẻ, không có điều kiện sống tốt hoặc khi bạn đã già, sức khỏe kém, mắc nhiều bệnh thì cơn nghén sẽ như một cú shock.

Tuy nhiên, phụ nữ mang song thai hoặc đa thai có xu hướng bị nghén nặng. “Do nồng độ hormone cao hơn nên họ thấy bị nghén nghiêm trọng hơn những người mẹ khác” – Anne đồng ý. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai đôi, bạn có thể thấy bị nghén khó chịu hơn.

3/ Thời điểm nghén kết thúc

Hết 3 tháng đầu tiên thường là thời điểm chấm dứt nghén. Giữa tuần 12-14 của thai kỳ, beta hCG không tăng cao là khi nghén giảm và mất hẳn.

Tuần 7-10 của thai kỳ thường là lúc khó khăn nhất, dù 10% thấy các triệu nghén tồi tệ hơn sau tuần thứ 10. Cũng có một số hiếm trường hợp, thai phụ phải chịu đứng nghén trong suốt thai kỳ. Nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với hormone thai kỳ, khiến nghén nặng, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Một số người thấy buồn nôn trở lại khi chuyển dạ nhưng đây là hiện tượng khác, không phải nghén. Đó là khi cơ thể tập trung cho việc sinh nở, làm xáo trộn hoạt động của dạ dày, gây cảm giác nôn nao.

4/ Ảnh hưởng đến bào thai

Nếu bạn bị nôn liên tục thì cũng đừng quá lo cho em bé còn trong bụng. Bị nghén thường không gây hại cho mẹ và bé. Bạn đừng sợ bé sẽ bị suy dinh dưỡng vì thai nhi sẽ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ.

Trong thực tế, ốm nghén có thể là một dấu hiệu tích cực. Một số nghiên cứu cho thấy, nó làm giảm nguy cơ sảy thai. Ốm nghén cho thấy nồng độ cao của hormone trong thai kỳ và điều này chứng tỏ, trứng đã thụ tinh tốt.

Trong trường hợp hiếm, một số phụ nữ thấy, cơn nghén đột ngột dừng lại ngay trước thời điểm sảy thai. Nhưng đây không phải dấu hiệu đáng tin cậy. Bởi vì không có nghĩa rằng, bạn không bị nghén có nghĩa là bạn đã mất em bé.

Để lại một bình luận