Làm thế nào cho bé ngồi xe đẩy an toàn?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại xe đẩy cho bé có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Châu Âu… Hiện đang khá phổ biến như: xe đẩy Seebaby, xe đẩy combi, xe đẩy farlin, xe đẩy Zaracos…Đa số các loại xe đẩy này đều có thiết kế đơn và đôi, đẩy hai chiều giúp mẹ có thể vừa đi vừa nhìn bé. Thiết kế khung vững chắc chịu được sức nặng tối đa khoảng 15kg dành cho trẻ từ 9 tháng – 3 tuổi. Lưng tựa có khả năng điều chỉnh 3 tư thế. Khả năng mở gập linh hoạt, bạn có thể tự mình gập gọn xe đẩy khi không sử dụng chỉ trong vài giây.

Để có thể sử dụng xe đẩy một cách an toàn và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, BABY.NET.VN sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm thế nào để cho bé nhà bạn sử dụng xe đẩy một cách an toàn nhất:

1/ Độ tuổi ngồi xe đẩy:

Sẽ không an toàn khi bạn đặt một đứa bé dưới 6 tháng tuổi vào xe đẩy. Bởi lúc này xương trên cơ thể bé rất yếu. Việc đặt bé ngồi là hoàn toàn không thể vì đốt sống cổ chưa vững. Nếu bạn đặt bé nằm hãy cẩn thẩn với những đoạn đường sóc. Thực sự sẽ rất khó giữ an toàn cho bé ở độ tuổi này khi sử dụng xe đẩy.

2/ Thiết lập phanh xe đẩy:

Bất cứ khi nào bạn dừng xe đẩy lại trong một khoảng thời gian hoặc bạn phải rời tay khỏi xe đẩy thì ngay lập tức hãy thiết lập hệ thống phanh cho xe đẩy một cách an toàn nhất. Bởi dù bề mặt có phẳng tới mức nào thì chắc chắn nó vẫn tồn tại một độ nghiêng nhẹ cho phép xe đẩy có thể bị trôi đi. Hoặc cũng có thể ai đó vô tình trạm phải và đẩy nó đi trong lúc bạn đang khổng chú ý tới.

3/ Luôn cài đai an toàn:

Bọn trẻ luôn tò mò với mọi vật xung quanh và sẽ không ngừng ngoài nhìn khắp mọi hướng lúc ngồi trên xe đẩy. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn luôn sử dụng đai an toàn cho bé, điều này có thể ngăn chặn việc bé rơi từ trên xe đẩy xuống cũng . Ngoài ra, đai an toàn cũng rất có tác dụng khi bé buồn ngủ. Nó sẽ giữ bé ở một vị trí cố định và tránh được các tổn thương có thể xảy ra như: Va chạm vào thành xe, tuột ra khỏi xe…Trong trường hợp xe đẩy bị lật hay đổ, đai an toàn cũng tránh được những thương tích cho bé.

4/ Kiểm tra sức nặng của túi đò treo trên xe:

Rất nhiều bà mẹ treo túi tã hoặc các vật dụng cần thiết cho bé khi ra ngoài ở mặt sau dưới tay cầm xe đẩy hoặc thậm chí ở tay cầm xe đẩy. Trên một số loại xe đẩy, đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, một số loại xe đẩy lại có thể bị lật dễ dàng nếu có thêm bất kì trọng lượng nào thêm ở phía sau. Vì vậy khi mua xe đẩy bạn hỏi kỹ về vấn đề này. Để chắc chắn hơn bạn có thể mua các loại xe đẩy có ngăn đựng đồ phía dưới.

5/ Luôn giữ xe đẩy gần bạn

Cách tốt nhất để ngăn chặn mọi tai nạn xe đẩy xảy tới đó là hãy luôn giữ xe đẩy bên cạnh bạn và không rời tay khỏi nó cho tới khi bạn đưa bé về nhà một cách an toàn.

6/ Kiểm tra hỏng hóc thường xuyên:

Nếu bạn phải vận chuyển xe đẩy trên một chặng đường dài hay xe đẩy bị va chạm gì đó thì có thể xe đẩy có thể có những hỏng hóc nhỏ thậm chị bị gẫy, dập tạo nên những cạnh sắc nhọn mà bạn không để ý tới. Hoặc sau một thời gian dài sử dụng một vài con ốc sẽ bị lỏng, phanh sẽ không nhậy như lúc ban đầu. Một sự hỏng hóc nhỏ cũng có thể tạo nên sự tổn thương cho bé yêu của bạn. Để tránh những tại nạn kiểu này bạn cần phải kiểm tra xe đẩy thường xuyên chắc chắn về sự an toàn của nó trước khi đặt bé vào.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp các bặc cha mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt cho bé nhà mình.

Để lại một bình luận