Đối phó với bệnh đái dầm ở trẻ, chia sẻ kinh nghiệm

Đái dầm ở trẻ em  là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng bệnh đái dầm này thường xảy ra vào ban đêm. Vào tuổi lên 5, đa số trẻ em đã có thể giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn bao đêm. Nếu khi lên 7 tuổi trẻ bị đái dầm thì có thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.

– Nguyên nhân : Hiện nay chưa xác định rõ nguyên nhân bệnh đái dầm ở trẻ.

– Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:

– Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.

– Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.

– Không kiểm soát được cơ bàng quang.

– Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm

Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn. Ngoài ra trẻ còn bị những chứng bệnh khác như : 

– Bị căng thẳng tâm lý.

– Khi ngủ hay ngáy to, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.

– Đi tiểu thường xuyên, bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).

– Đi tiểu són. Con gái thường ngồi đè lên chân hay chân ngồi bắt chéo để chặn đường tiểu. Còn con trai thì lấy tay bụm lại.

– Đi tiểu nhiều, mất trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).

– Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).

– Trẻ bị bệnh tâm lý ít ảnh hưởng tới đái dầm. Nhưng ngược lại, đái dầm gây nhiều ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Ví dụ như phụ huynh than phiền rằng, con cái đái dầm gây phiền hà cho mọi người. Hoặc người trong gia đình đổ lỗi cho nhau vì con cái. Đôi khi phụ huynh còn trừng phạt con em vì tội đái dầm…  trẻ em thường bị chứng bệnh tâm lý, ví dụ như: trẻ không được săn sóc, không chú ý, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ em bất thường, khó chịu, vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình

 Cách đối phó bệnh đái dầm ở trẻ:

– Đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên mắng mỏ, chể giễu hay chê bai trẻ.

– Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái dầm.

– Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Phương pháp dùng băng thấm và máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới 7 tuổi.

– Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ.Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng ni – lông trên giường, tốt hơn là bắt trẻ đóng tã giấy. Nên để đèn đêm gần chỗ đi tiểu, để trẻ không ngại khi trở dậy đi tiểu. Có thể dùng tả lót cho trẻ để khỏi tràn khỏi giường.

Để lại một bình luận