Ty ngậm cho bé, những vấn đề cần lưu ý

Núm vú giả hay ty ngậm là một trong những sản phẩm phổ biến dành cho trẻ nhỏ được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Nhưng bên cạnh lợi điểm thì núm vú giả cũng có những mặt trái cần lưu ý để từ đó so sánh và tìm cho mình một câu trả lời về việc có nên cho bé ngậm núm vú giả hay không và khi nào cần giúp bé cai núm vú giả.

– Hấu hết các bé đều có thói quen mút tay hoặc là ngậm núm vú giả, đó chính là phản xạ tự nhiên của bé được hình thành khi bé còn trong bụng mẹ, cha mẹ có thể thay thói quen mút tay bằng cách cho bé ngậm vú giả

– Lợi ích:

Việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS), nguyên do là núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn… do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong.

– Núm vú giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu. Khi cho trẻ ngậm ti giả thì trong thời gian đó người mẹ có thể tranh thủ làm một số việc khác.

– Giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn.

ty ngam cho be

– Bất lợi:

Bên cạnh đó núm vú giả nếu để bé ngậm liên tục và trong thời gian dài thì chúng cũng có một số bất lợi như sau:

– Ngậm vú giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm trệch khớp cắn. Ngoài ra còn làm cho hàm răng không khít.

– Lưỡi trẻ khi mút núm vú sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.

– Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.

Do núm vú giả có ưu điểm và khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc về thời gian cho trẻ sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai sử dụng. Trong thời gian đầu bạn có thể cho bé dùng núm vú giả để tránh nguy cơ đột tử khi ngủ, giúp trẻ thoái mái hơn nhưng không quá lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào núm vú giả. Khi trẻ đã lớn hơn, phụ huynh cần hỗ trợ, hướng dẫn trẻ nói tạm biệt núm vú để tránh những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của trẻ

Trả lời