Sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em là gì?

Sốt co giật là một bệnh hay gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 18 tháng), khi bị sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.

Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này.

Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ em

– Do nhiễm trùng như viêm nhiễm đường hô hấp, nhiễm trùng tai mũi họng hoặc cảm sốt thông thường. Khi trẻ bị co giật mà không kèm theo sốt cao, bị co giật nhiều lần hoặc kéo dài thì có thể do nguyên nhân như chứng động kinh (phong xù) hay các bệnh ly về thần kinh não bộ.

Triệu chứng của sốt co giât ở trẻ em

– Cơn co giật xãy ra một cách đột ngột ngay trong lần sốt đầu tiên và nhiệt độ cao hơn 39o C. Khi hết sốt thì hết co giật và khi bị sốt lại có thể bị co giật lại.

– Trong cơn co giật, trẻ gồng cứng, co rút người và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép và hơi thở nông, khò khè, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ. Đứa trẻ có thể nôn mửa hoặc cắn lưỡi.

– Đôi khi trẻ em không thở, và  khuôn mặt có thể bắt đầu chuyển sang màu xanh.

– Trẻ sẽ mất ý thức tạm thời (không biết việc gì đang xảy ra).

– Cơn co giật thường ngắn hơn 10-15 phút và tự chấm dứt.

– Sau cơn co giật trẻ sẽ phục hồi ý thức hoàn toàn, nhưng mệt mỏi, buồn ngủ và trẻ không nhớ gì về cơn co giật.

Một số lời khuyên khi trẻ bị co giật

– Bạn hãy bình tĩnh và đừng nên hốt hoảng vì đa số các cơn co giật ở trẻ em chỉ kéo dài dưới 5 phút và hiếm khi gây hại đến sức khỏe của trẻ. Cũng không nhất thiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay mà hãy dành thời gian để thực hiện các biện pháp khẩn cấp sau đây.

– Nới lỏng quần áo chặt chẽ, đặc biệt là xung quanh cổ. Nếu có thể, mở hoặc loại bỏ quần áo từ phần eo trở lên.

Tránh các vật có thể gây tổn thương cho trẻ, đặt trẻ ở nơi rộng rãi chắc chắn rằng bé không bị ngã và cũng không nên ôm bé quá chặt.

– Bảo vệ đường thở cho trẻ: Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt (tránh nghẹt đàm dãi). Khi có thể, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ lấy hết mọi thứ trong miệng trẻ như núm vú cao su, đàm nhớt, chất nôn ói. Tuyệt đối không cho trẻ ăn uống gì trong lúc bị co giật.

– Trước đây chúng ta thường đặt 1 que cứng vào miệng trẻ khi đang bị co giật để ngăn không cho trẻ cắn vào lưỡi hay môi của mình. Hiện nay điều này không được thực hiện nữa vì có thể gây chấn thương lâu dài cho răng của trẻ. Cũng đừng quá lo lắng khi thấy trẻ nghiến răng hay cắn phải môi hay lưỡi.

– Hạ sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt bằng cách cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người bé sau đó dùng khăn ấm lau cho bé để làm mát nhanh hơn. Lau mát 2h 1 lần mổi lần không quá 30 phút.

– Nếu như cơn co giật kéo dài quá lâu trên 15 phút và mọi biện pháp sơ cứu đều không hữu hiệu thì lập tức đưa bé đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Sốt co giật ở trẻ em là căn bệnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển nó là căn bệnh không nguy hiểm nếu như cha mẹ biết cách sơ cứu kịp thời tuy nhiên nếu không được sơ cứu hoặc chữa trị kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho bé yêu của bạn vì nó có thể gây tử vong hoặc là gây ra các biến chứng sau này như dị tật các chi,dị tật giọng nói…

Hãy quan tâm và chăm sóc một cách tốt nhất cho sức khỏe bé yêu của bạn.

Trả lời