Sau khi sinh mẹ và bé được chăm sóc như thế nào

Chăm sóc bà bầu trước khi sinh: Thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày với nhiều thay đổi từ cân nặng, huyết áp đến vóc dáng… khiến các bà mẹ tương lai thường xuyên mệt mỏi, nặng nề, đau nhức xương cốt… Chính vì vậy mà công tác chăm sóc bà bầu phải đặc biệt chú ý hơn để mẹ và bé sau sinh được tốt

– Chăm sóc mẹ sau sinh:

Sau khi sinh, sản phụ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khoẻ. Sản phụ sau sinh cần ngủ thật nhiều cho lại sức, dù có rất muốn thức trông con cũng nên thức ít thôi, bố bé hãy đảm nhiệm việc này giúp các mẹ nhé.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với sản phụ sau sinh. Chế độ ăn của mẹ bé cần đủ chất dinh dưỡng để mẹ bé hồi phục sức khoẻ và để có sữa cho con bú, bạn cần tiếp tục theo chế độ như khi mang thai nhưng nên ăn nhiều hơn.

Vệ sinh cũng rất quan trọng. Sản phụ sau khi sinh nên sớm tắm bằng nước nóng cho sạch sẽ. Sản dịch còn tiếp tục ra, mới đầu nhiều và chủ yếu là máu tươi, sau đó giảm dần và chuyển sang màu nâu, rồi nhạt màu dần và hết hẳn (thường khoảng 4 tuần sau khi đẻ). Mẹ cần rửa âm hộ bằng nước sạch, đã đun sôi, cũng có thể pha thuốc rửa vệ sinh phụ nữ. Để tránh nhiễm trùng không nên rửa bên trong âm đạo; dùng loại băng đặt trong âm đạo hay giao hợp.

Sau khi sinh, tử cung co rút để trở về trạng thái trước khi có thai, có thể đau một chút. Cái bụng to sẽ ngót đi trong vài tháng. Mẹ bé có thể tham khảo một số động tác thể dục để giúp cơ bắp săn chắc. Những ngày đầu sau khi sinh, bạn co duỗi cẳng chân, mắt cá chân nhẹ nhàng, hóp bụng vào khi thở ra. Khi đã khỏe thì tập các động tác: Đang nằm thì kéo đầu và nửa người trên dậy đến hết mức, hoặc đang ngồi thì ngả lưng nằm xuống (không chống tay). Những động tác này rất tốt cho cơ bụng.Sinh được đứa con yêu dấu là điều thật sung sướng, nhưng mẹ và bố bé cũng thấy lạ lẫm, chưa quen con. Tuy nhiên, sau vài ngày chăm bẵm bé, mẹ bé và bố bé sẽ cảm thấy dạt dào tình mẫu tử, phụ tử. Sau khi sinh, tính tình sản phụ đôi lúc có thể khó chịu chút xíu do thay đổi hoóc môn trong cơ thể, do mệt mỏi, phải thức dậy ban đêm khi bé khóc. Bố cần luôn ở bên mẹ bé và bé để chia sẻ, chăm sóc và thương yêu.

Các bạn cũng phải bắt đầu tránh thai. Việc mang thai lúc này rất hại cho sức khoẻ người phụ nữ. Có thể các bạn nghe nói đang cho con bú thì không thụ thai, điều đó không đúng. Việc cho con bú có tác dụng ức chế rụng trứng, nhưng chỉ khi đủ ba điều kiện: bé chưa được 6 tháng, mẹ bé cho bé bú hoàn toàn, chưa hành kinh trở lại.

– Chăm sóc bé mới sinh: Chăm sóc em bé mới sinh là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Từ khi mới lọt lòng mẹ, bé mới sinh cần được quan tâm, chăm sóc cả về dinh dưỡng cũng như giáo dục tinh thần. Trong nhiều xã hội hiện đại, công việc cham soc em be được chia sẻ cho cả cha và mẹ. Một số gia đình có thêm người giúp đỡ cho việc này, thường gọi là vú em,các thành viên khác của gia đình, như ông bà, cũng tham gia việc chăm em bé. Trẻ nhỏ sau độ tuổi 12 tháng ở nhiều quốc gia có thể đến trường mẫu giáo, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm Em bé mới sinh thường có nhiều điểm ngồ ngộ, nhưng rồi bé sẽ đổi khác từng ngày. Đầu bé thường hơi nhọn do sức ép của đường sinh. Đỉnh đầu bé mềm do các xương sọ chưa gắn liền nhau. Mắt bé ít mở, có thể hơi húp, có lúc trông như hơi lác. Lưỡi bé còn ngắn. Trong vài ngày đầu, nhiều bé (cả bé trai và bé gái) có ti căng phồng và rỉ ra chút dịch trông như sữa, cơ quan sinh dục trông hơi to, cơ quan sinh dục của bé gái đôi khi tiết ra một chất dịch hay máu. Đó là do tác động của hóc môn mẹ. Một chút cuống rốn còn nằm lại trên bụng bé trong vài ngày rồi tự rụng. Chân bé thường cong do hồi trong bụng mẹ bé nằm cuộn tròn. Có thể bé còn một chút lông tơ nhưng chúng sẽ rụng dần. Nếu trên người bé còn chút chất gây (chất bảo vệ da bé trong tử cung mẹ ) thì cũng có thể lau sạch dễ dàng. Một số bé có vết màu xanh ở lưng dưới hoặc ở mông, khi lớn lên sẽ hết. Em bé của các bạn trông đã rất dễ thương nhưng sau một hai tuần bé còn xinh xắn hơn nữa, và bé sẽ lớn lên nhiều theo tháng ngày.

Bé khi mới sinh còn non nớt, cần được ủ ấm và nằm bên cha mẹ, cần được theo dõi để đảm bảo hoạt động bình thường. Khi bế ẵm và vệ sinh phải thật nhẹ nhàng cho đến khi bé được vài tháng tuổi.Sau khi sinh mẹ và bé phải được chăm sóc thật tốt.

Có một số em bé yếu ớt do đẻ non hoặc nhiễm bệnh, cần được chăm sóc đặc biệt, được đưa vào nằm trong lồng kính. Nếu không có lồng kính, bố hoặc mẹ bé có thể ủ ấm cho bé bằng cách mở vài cúc áo cổ, đặt bé vào trong và ôm bé sát da mình.Việc thuê vú em để giúp chăm sóc  em bé là một chủ đề có thể gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy việc trẻ em nhận được sự chăm sóc liên tục của cha mẹ từ khi lọt lòng, đặc biệt là trong giáo dục, đạo đức, kỷ luật và giao tiếp xã hội sẽ làm tăng cơ hội giúp trẻ được phát triển hết tiềm năng.

Bé sau khi sinh cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho em bé sơ sinh và em bé còn ẵm ngửa. Các chế độ ăn cho bé sơ sinh và bé còn ẵm ngửa thường được xây dựng với thực đơn chính là sữa mẹ.

– Có nguồn cho biết tại các vùng nông thôn Việt Nam, trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn uống nước thường xuyên, ăn bột sớm, thậm chí ngay từ tháng đầu. Bột có thể làm quá tải bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ; còn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ mang bệnh đến cho trẻ. Các nghiêm cứu và quan sát thực nghiệm cho thấy trong sữa mẹ đã có đủ nước cho trẻ rồi.

Trả lời