Lần đầu làm mẹ, nơi chia sẻ kinh nghiệm

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, khi mới bắt đầu làm bà mẹ trẻ đều rất lúng túng trong việc chăm sóc những đứa con mới chào đời, thế nhưng  cũng chính vì thế mà giúp các bà mẹ có kinh nghiệm hơn trong việc tự chăm sóc con của mình sau đây là những kinh nghiệm mà các mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc tốt hơn cho những thiên thần nhỏ của mình.

Để đón đứa con chào đời, trước tiên vợ chồng bạn phải có kế hoạch cho việc thụ thai. Thụ thai vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu thích hợp, vật chất đầy đủ là điều kiện tốt nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất trước khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe và kiểm tra phụ khoa ở bệnh viện phụ sản gần nhất. Đồng thời các mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi mang thai, Thông thường trong suốt thai kỳ phụ nữ sẽ có nhiều bất ổn về tâm lý. Khi mang thai nhiều chị em thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, hay cáu gắt,.. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai sự thay đổi của hoc-môn bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi sinh lý này đã làm ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai.

Tuy nhiên nếu triệu chứng khó ngủ, chán ăn, lo âu hoặc chán nản,… kéo dai trên 2 tuần nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

 

– Khi mang thai:

Bạn nên tránh xa các chất độc hại như thuốc diệt muỗi, hoá chất tẩy rửa, hoá chất nhuộm tóc,…

Khi vận động nên từ tốn, tránh nhấc vật nặng và thực hiện những động tác mạnh bạo vì lúc mang thai các dây chằng trở nên mềm hơn, dễ sang chấn hơn.

Khi bị cảm cúm không nên tự ý dùng thuốc mà phải đi khám bác sỹ ngay để xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý.

Khi bị giãn tĩnh mạch do mang thai, đặc biệt là bị trĩ và táo bón, nên ăn nhiều rau quả, tập thể dục, mặc quần áo rộng và bôi thuốc để đám trĩ co lại. Ngoài ra nên tập luyện cách rặn thở để giúp việc sinh con dễ dàng.

– Có kiến thức cơ bản sau khi sinh như: 

+ Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (không cho ăn thêm thứ gì khác). Nếu có thể thì nên cho bé bú mẹ đến 2 tuổi (con gái tôi bú mẹ đúng 2 tuổi mới cai)

+ Thường xuyên cho trẻ vận động: Nên vận động cả gia đình cùng tập để trẻ hưng phấn làm theo và tạo thành thói quen ngay từ nhỏ. Việc luyện tập ở trẻ cũng có tác dụng giống như ở người lớn, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch và giúp ăn ngủ tốt. Chính vì vậy, việc giữ con quá kỹ không hẳn là tốt. Hãy để trẻ tự do hoạt động

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn cân đối và đầy đủ bốn nhóm chất là: đạm, tinh bột, béo, khoáng chất và vitamin. Đây là điều kiện tiên quyết để hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả.

Nên cho trẻ ăn nhiều thịt bò, trứng hải sản, cá vì đây là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm và các khoáng chất quan trọng cho trẻ như: kẽm, sắt, can-xi. Trái cây và rau quả, củ là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ.

Bí đỏ, bí đao, khoai tây, cà chua, cà rốt, giá, rau cải, dền, bồ ngót và chuối, cam, ổi, bưởi, đu đủ, dâu, sơ ri… là những loại có thành phần dinh dưỡng rất cao.

+ Đảm bảo tốt giấc ngủ cho bé: Nên sắp xếp thời gian biểu sinh hoạt của bé và gia đình cho hợp lý để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bé cần phải được ngủ đủ giấc (8 – 10 tiếng/ngày).

Trả lời