Cách tập cho bé ngồi bô

Các mẹ thắc mắc làm thế nào để tập cho bé nhỏ nhà mình chịu ngồi bô? Điều mẹ cần đó chính là sự kiên nhẫn và cần thêm một chút hài hước nữa. Hãy đọc để chọn xem phương pháp nào phù hợp với bé mình.

Không có phương pháp duy nhất nào đảm bảo cho việc tập cho bé dùng bô dễ dàng. Mẹ có thể tham khảo và dựa vào tính cách của bé, thời gian của mẹ để thử nghiệm phương pháp phù hợp với bé nhất.

Sau đây là các phương pháp đơn giản để giúp bé làm quen với những chiếc bô xinh xắn.

*PP1: Chờ đợi sự tự giác của bé

Phương pháp: Khi bé bắt đầu được khoảng 2 tuổi, hãy dạy cho bé biết đã đến lúc có thể dùng bô, nhưng đừng ép buộc bé phải làm. Mẹ có thể đặt sẵn trong phòng tắm một cái bô, nhưng không ra lệnh nói bé phải sử dụng nó. Thỉnh thoảng hỏi bé, nếu bé thích thì đỡ bé ngồi vào bô cho bé và ngợi khen bé khi đi xong.

Ưu điểm: Mẹ sẽ không phải bất lực khi bé khóc không chịu ngồi bô, cũng ít thấy những sự cố nào khác xảy ra, bởi vì một đứa trẻ sẽ nỗ lực làm điều gì đó khi chúng đã sẵn sàng.

Hạn chế: Khả năng là bé của mẹ sẽ phải mặc tã thời gian dài hơn so với các phương pháp khác (mặc dù không chỉ có mình bé như thế đâu – có tới 40% trẻ em tới lúc được 3 tuổi rồi vẫn không được tập ngồi bô).

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những bé từ nhỏ đã có thói quen noi gương – “Nói với bé rằng anh trai của bé cũng từng ngồi bô như thế, bé sẽ tự giác muốn giống như vậy” – đây là giải thích của Tiến sĩ Tâm lý học thần kinh Peter Stavinoha, hiện đang công tác ở Trung tâm y tế trẻ em tại Dallas. Và nếu bạn không thấy phiền khi bé phải mặc tã lâu hơn một tẹo, thì có hề chi.

PP 2: Lên kế hoạch rõ ràng:

Phương pháp: Bỏ ra một ít thời gian – vào một tháng trước khi bé đi nhà trẻ – để tập trung chỉ cho bé tập sử dụng bô. Vào lúc ở nhà, đưa bé của bạn vào nhà vệ sinh vào giờ cố định đã được định sãn (và hỏi bé có muốn đi không). Sau những lần lặp đi lặp lại như thế, bé sẽ hình thành thói quen về cơ bản là những lúc đó thì cần phải vào nhà vệ sinh để tập ngồi bô. Nhiều ba mẹ đã sung sướng khoe thành quả luyện tập cả tháng trời của mình, chỉ bỏ ra một ngày cho tới một tuần để hướng dẫn, vài tuần để luyện tập nhưng mọi thứ đã vào nề nếp nhanh chóng.

Ưu điểm: Sự phối hợp khoa học các bước sẽ giúp bé yêu tập trung vào nhiệm vụ chính cần làm.

Hạn chế: Mẹ sẽ phải dành thời gian lớn ở nhà với bé để không làm lỡ đồng hồ sinh học đang định hình ở bé. Thói quen sẽ bị mất đi nếu không được luyện tập thường xuyên. Và kết quả sẽ là thất bại nếu mẹ thiếu đi sự kiên trì, nhẫn nại.

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Có chứ, nếu như bé chịu hợp tác với mẹ trong việc hình thành thói quen mới này. Nhưng nếu mẹ hoặc bé bị mất tập trung hay có cảm giác nóng vội muốn bỏ cuộc thì hãy thử một phương pháp khác.

*PP 3:  “Bái-bai” tã giấy

Phương pháp: Cho bé tập mặc quần chip (loại dùng một lần) thay cho tã lót. Đưa bé vào nhà vệ sinh trong những khoảng thời gian định sẵn, thường xuyên hỏi bé có muốn đi xi tè không, và không ngừng khen bé trong lúc bé ngồi bô. Hoặc mẹ có thể thử để cho bé ướt tã, sau khi bé tè ướt thì thay quần chip giấy thoáng mát vào và bảo bé rằng: Hãy gọi mẹ nếu con buồn tè như vậy nha, sau đó thì dần dần bé sẽ quen với việc gọi mẹ cho đi ngồi bô.

Ưu điểm: Không như tã giấy thấm hút tốt, mặc quần sẽ giúp bé ý thức được sự đào thải của cơ thể mình, từ đó hình thành thói quen đi bô.

Hạn chế: Loại quần giấy này mắc hơn các loại tã truyền thống. Chưa kể việc thấy sự dơ dáy ở chiếc quần có thể làm bé bị shock, ám ảnh với việc đi bô. Edward Christophersen – Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng tại bệnh viện nhi Mercy, Kansas City, MO cho rằng: “Bé sẽ thà mặc chiếc tã giấy ướt ngâm còn hơn là phải ngồi bô”.

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Chắc chắn là có rồi, nếu mẹ không bận tâm tới việc phải chờ đợi kết quả sau một thời gian, chứ không thể ngay lập tức được. Và chấp nhận việc bé sẽ khó chịu khi mẹ cứ hỏi mình hoài như vậy, có khi bé còn nằng nặc không chịu đi xi mà để tè dầm trong quần luôn nữa. Nhưng dù sao thì dùng loại quần giấy sẽ làm mẹ bớt mệt trong việc giặt giũ hơn.

*PP 4: Phần thưởng cho bé

Phương pháp: Động viên bé sau những giờ “vật lộn” với chiếc bô kia thành công bằng những món quá be bé. Chẳng hạn như mấy cái hình sticker, hay mấy cái huy hiệu đeo trên áo chẳng hạn. Bạn cũng có thể áp dụng hình thức này kèm với các phương pháp khác trong bài.

Ưu điểm: Đối với một số bé, thì trong lúc ngồi bô, nghĩ tới việc sau đó sẽ được đi tới cửa hàng đồ chơi, hay đi qua nhà ông bà sẽ giúp bé cố gắng hoàn thành “công việc” mình đang làm.

Hạn chế: Mẹ có thể sẽ phải lâm vào tình trạng khó khăn khi sau này cứ phải chấp nhận mọi yêu cầu nhõng nhẽo của bé thì nhóc mới chịu ngồi bô. Stavinoha cảnh báo trước: “Có quá nhiều thứ mà bé muốn mẹ thưởng cho, điều này làm thành một tiền lệ xấu, vì thế mẹ có thể thay bằng cách nói bé rằng món quà đó sẽ được trao vào tuần, cuối tháng hay dịp nào đó nếu bé ngoan ngoãn chịu ngồi bô đều đặn”.

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Có chứ, nếu mẹ biết điều khiển đâu là giới hạn của việc khen thưởng để không lái bé đi theo hướng tiêu cực. Thậm chí dần dần mẹ có thể chuyển các phần thưởng ấy đều liên quan tới việc ngồi bô, như một chiếc quần chip hình kitty đáng yêu chẳng hạn.

*PP 5: Trận đột kích cả quần

Phương pháp: Để cho bé tự lựa những cái quần mình yêu thích. Sau đó thì để cho bé cứ đi ị, tè dầm trong quần luôn nếu bé không thích đi bô

Ưu điểm: Bé đang ở độ tuổi  ngày một tự nhận thức được nhiều vấn đề xung quanh – vì thế dần dần bé sẽ cảm thấy việc cái quần yêu thích bị vấy bẩn thật là kinh khủng, việc này thật là khó chịu. Dần dần bé sẽ chấp nhận đi bô nhanh thôi.

Hạn chế: Hây dà, đây chắc chắn là một con đường không mấy gì là sạch sẽ phải không mẹ.

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Nếu mẹ là một người thật sự kiên nhẫn, có một cái máy giặt và máy sấy tiện dụng thì cách này sẽ không gây quá nhiều phiền toái. Mọi thứ cũng có thể được đơn giản hóa bằng cách sử dụng các sản phẩm quần giấy mặc một lần.

*PP 6:  Mẹ yêu con lắm, con của mẹ tuyệt nhất, rặn đi nào con!

Phương pháp: Sau mỗi lần bé sử dụng bô thành công xong thì hãy hát khen bé. Mẹ còn kêu những người có mặt ở đó làm “lớn” chuyện này lên, hùa theo khen ngợi bé thật nhiều vào. Coi như đây là một “kỳ tích” mà bé vừa làm được vậy.

Ưu điểm: Dành lời khen ngợi sẽ giúp xây dựng lòng tự trọng ở bé, và thường những lời khen này còn có giá trị hơn bất cứ món đồ chơi nào.

Hạn chế: Coi chừng không những không thành công mà sự việc còn “chìm nghỉm” mẹ nhé. Christophersen nói rằng: “. “Sau này, đôi khi bé sẽ kìm chế không đi trong quần dẫn tới việc xì hơi ở chỗ đông người”. Khi đó đừng cười nhạo bé mà hãy cho biết chỉ là sự cố và dẫn bé đi.

Phương pháp này có phù hợp với mẹ? Những từ ngữ khen trước giờ luôn là lựa chọn thông minh. Chẳng bao lâu sao bé sẽ giành lời ngợi khen ngược lại cho mẹ nữa cho mà xem.

Trả lời